Máy Tính Eniac Dau Tien

D

(ĐTTD) Cách đây đúng 3/4 thế kỷ, vào năm 1946 thế giới đã được chúng kiến sự ra mắt của ENIAC - máy tính điện tử (kỹ thuật số) đa năng, có thể lập trình - mở ra bước ngoặt của thời đại máy tính.

Bạn đang xem: Máy tính eniac dau tien


ENIAC được viết tắt của Electronic Numerical Integrator and Computer (tạm dịch Máy tính điện tử tích hợp), và mặc dù không phải máy tính điện tử đầu tiên nhưng nó có thiết kế cơ bản gần với máy tính hiện đại nên được coi là cha đẻ của máy tính hiện đại.

ENIAC là minh chứng cho sức mạnh công nghệ của nước Mỹ sau thế chiến II, nó có kích thước khổng lồ dài khoảng 24 mét, bao phủ diện tích trên 160 mét vuông và nặng tổng cộng tới 27 tấn. Bộ não nhân tạo này kho đó có giá thành nửa triệu đô la Mỹ (tương đương khoảng 7,2 triệu quy đổi ra giá trị tương đương ngày nay). Cỗ máy cần lượng điện tới 150kW để cung cấp cho hệ thống 18.800 bóng đèn điện tử các kích cỡ.

Xét về công năng, cỗ máy khổng lồ này có khả năng tính toán tương đương một chiếc máy tính ... bỏ túi dành cho học sinh hay các bà bán hàng tạp phẩm hiện nay. Tuy nhiên, tại thời điểm ra mắt, nó thể hiện một bước tiến nhảy vọt trong việc tính toán. Cỗ máy bắt đầu được phát triển từ năm 1942 tại Trường Kỹ thuật Điện Moore thuộc Đại học Pennsylvania với sự hỗ trợ của Cục Vũ khí Quân đội Hoa Kỳ và Phòng thí nghiệm nghiên cứu tên lửa đạn đạo. Đây được coi là phần của dự án phát triển các loại pháo mới, sau khi Hoa Kỳ sau khi gia nhập chiến tranh thế giới thứ hai.

Tiến sĩ vật lý John W. Mauchly khi đó đã đưa ra ý tưởng xây dựng một máy tính điện tử để phân tích thời tiết có thể xử lý các phép tính một cách tự động ở tốc độ cao. Vào tháng 6 năm 1942, một thỏa thuận được ký kết với quân đội Hoa Kỳ cho "Dự án PX" để xây dựng những gì sẽ trở thành ENIAC tại Trường Moore, cùng với kỹ sư điện tử trẻ J. Presper Eckert.

Xem thêm: Các Dịch Vụ Gọi Nội Mạng Của Viettel Theo Tháng Giá Rẻ Năm 2021

Trong ba năm tiếp theo, “con quái vật công nghệ” dần hình thành với tổ hợp gồm 42 tấm “vi xử lý” cao 2,7 m và dày 33 cm mỗi tấm. Chúng được làm bằng thép tấm sơn đen với các ống dẫn ở trên cùng để cho phép không khí lưu thông và làm mát các ống nhờ một hệ thống quạt hút lớn đặt trên trần nhà. Hệ thống đường dây dài hàng chục km kết nối với hơn 18.800 đèn điện tử - một con số chưa từng có vào thời điểm đó. Ngoài số lượng đèn điện tử khổng lồ, cỗ máy còn có khoảng 70.000 điện trở, 10.000 tụ điện, 1.500 rơ le, 6.000 công tắc thủ công và … năm triệu mối hàn! Hệ thống đèn sẽ tự động bật / tắt theo lập trình nhị phân, thay thế hoàn toàn công nghệ tương tự (analog) – và đây chính là tiền đề của máy tính kỹ thuật số.

*

ENIAC hoàn toàn không có bộ nhớ, vì vậy nó phải được tua lại theo đúng nghĩa đen cho mọi tác vụ mới. Công việc này được thực hiện bởi một nhóm các nữ vận hành viên, những người sẽ kéo và cắm lại dây cáp, thiết lập các công tắc cho mỗi bộ tính toán mới. Những người điều hành chính là những lập trình viên máy tính đầu tiên trên thế giới - một công việc khi đó còn chưa được đặt tên. Họ phải học sơ đồ và làm việc với sơ đồ khối để viết chương trình và mô phỏng sắp đặt lại cấu hình trên giấy trước khi tiến hành thao tác thực tế trên máy. Như vậy, với mỗi bộ tính toán phải mất nhiều ngày để lập trình và hàng tuần để gỡ lỗi nếu có.

Vào ngày 15 tháng 2 năm 1946, ENIAC đã được chính thức công bố với báo chí và sau đó nó hoạt động cho tới năm 1955. Hai nhà sáng chế Mauchly và Eckert tiếp tục thiết kế và nâng cấp các đời máy tính sau đó như EDVAC và nhất là Univac – chiếc máy nổi tiếng đã giúp xử lý dữ liệu điều tra dân số Hoa Kỳ năm 1950 và dự đoán người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1952.

Ngày nay, nguyên bản ENIAC đã không còn nhưng những “mảnh vụn” còn sót lại của nó đang được trưng bày trang trọng trong khuôn viên Đại học Pennsylvania, tại Bảo tàng tự nhiên học Smithsonian ở thủ đô nước Mỹ, Bảo tàng Khoa học London và nhiều địa điểm khác.